Khi thế giới tiến vào thế kỷ 21 cũng chính là khi môi trường sinh thái của Trái Đất đang thay đổi, điều này khiến chúng tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đến nền kinh tế xã hội đang phát triển ngày càng khốc liệt. Chúng tôi đã đầu tư xây dựng nhà hỏa táng hiện đại và quy mô nhất Việt Nam với công nghệ thiêu đốt tiên tiến nhất của Thụy Điển được đặt ngay tòa nhà chính trong khu vực. Tại đây, các quy trình hỏa táng hoàn toàn tự động được điều khiển bằng hệ thống PLC, thiết kế sàn lò nóng, hệ thống chịu nhiệt cao, hệ thống kiểm soát nhiệt độ thông minh, hệ thống cửa thúy lực, hệ thống phễu lấy tro với đặc tính không màu, không mùi và tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm thời gian cho gia quyến và giữ gìn trọn vẹn nhất hình hài của quá vãng nhân.
Khu hỏa thiêu địa táng được thiết kế cho một hủ lưu cốt với kích thước là 1m5 x 1m. Khuôn viên được bày trí cho hơn 370 mộ với chất liệu bằng đá hoa cương mang đến cảm giác bền vững và sang trọng.
Tìm hiểu thêm ./.
Tục địa táng và cải táng:
Sau khi thân nhân mất, trước khi kịp bắt đầu phân hủy, xác người chết đã được thực hiện một số nghi thức tống táng. Trong đó ở Bắc bộ phổ biến là địa táng, chôn trong mả đất, thường là nấm dài. Sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng, đưa vào mộ đắp đất (nấm tròn) hay xây gạch hoặc xây lăng.
Tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái TQ chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục bởi: khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài; vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng; các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng; những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng hay thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che. Tục này sinh ra do cổ nhân cho rằng, âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. Khi cải táng xong cần xây mộ kiên cố, vì theo tập quán, không phải di chuyển xương cốt người chết thêm nữa, nếu không sẽ bị "động mả". Nhưng cũng có ý kiến thấy có nhiều trường hợp, gặp đất dưỡng thi, hoặc ba điều tường thuỵ (tức mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Trong trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào thì rữa ra ngay và teo lại.
Theo tôi đã gọi là cải táng thì khi đào lên sẽ gặp nhiều độc khí nên phải làm ban đêm đỡ ô nhiễm. Vì vậy, để phòng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung.
Dù đã tìm được Cát địa nhưng nếu chôn nhầm ngày thì coi như “đem thi thể vứt đi” chứ đâu phải mai táng nên hậu quả khôn lường. Do vậy việc tính ngày giờ trong chôn cất (hung táng) và khi cải mộ (cát táng) rất quan trọng. Chưa biết hiệu quả thế nào nhưng cứ để cho lòng người vững là tốt.
Sưu tầm./.